Gyeongbokgung và nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia Hàn Quốc

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn

Kiến trúc Cung điện Hoàng Gia Gyeongbokgung (Cảnh Phúc Cung)

Gyeongbokgung là cung điện đẹp nhất Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Cung điện hoàng gia Gyeongbokgung (hay còn gọi là Cảnh Phúc Cung) lưu giữ đường nét cổ kính gần như nguyên mẫu từ thời xưa và chứa đựng đặc trưng trong lối kiến trúc phương Đông. Khuôn viên vườn cảnh có đình tạ, có hoa cỏ cắt tỉa công phu điển hình cho nghệ thuật vườn cảnh Hàn Quốc.

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-2

Toàn bộ Cảnh Phúc Cung rộng 410.000m2. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất, cung điện Gyeongbokgung có 330 dinh thự và 5.792 phòng. Hiện nay, Gyeongbokgung còn 11 tòa nhà chia thành các khu vực như cổng chính, sân trước, đại sảnh, sân sau, hậu cung.

Cửa chính của cung điện Gyeongbokgung bề thế, uy nghiêm. Những chiếc cột bằng gỗ đồ sộ đặc trưng của kiến trúc phương Đông. Mái nhà cung điện Gyeongbokgung cấu tạo theo kiểu “chồng diêm” gồm hai tầng mái nối chồng lên nhau. Bên ngoài được thiết kế cầu kỳ, họa tiết trang trí tỉ mỉ và cực kỳ tinh tế.

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-3

Lịch sử Cung điện Hoàng Gia Gyeongbokgung Hàn Quốc

Tọa lạc tại trung tâm của Seoul, cung điện Gyeongbokgung là hiện thân của sự thống trị, uy nghiêm của triều đại Joseon (1392 – 1910) và là biểu tượng lịch sử, văn hóa của đất nước Hàn Quốc. Trong hơn 600 năm tồn tại, cung điện đã bị phá hủy nhiều lần do những biến cố về chính trị và chiến tranh. Năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đã khởi động Dự án trùng tu cung điện Gyeongbok với quy mô lớn.

Ý nghĩa của tên gọi Cảnh Phúc cung Hàn Quốc

Cung điện Hoàng Gia Gyeongbokgung (Cảnh Phúc cung ) là công trình được xây dựng lần đầu tiên năm 1395 với tên gọi Gyeongbok có nghĩa là một lời cầu phúc dành cho nhà vua, con cháu và toàn thể bách tính. Trong đó, Điện Cần ChínhQuảng Hòa Môn là trục chính của công trình và các khu vực còn lại sẽ được xây bất đối xứng. Điện Cần Chính chính là khu vực đặt ngai vàng của vua và là nơi diễn ra việc thiết triều.

Khánh Hội Lâu (Gyeonghoeru) là nơi đẹp nhất trong Cảnh Phúc cung

khanh-hoi-lau-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn

Nằm giữa hồ sen nhân tạo, Khánh Hội Lâu ( Gyeonghoeru ) được xem là nơi đẹp nhất. Địa điểm này chính là nơi diễn ra các buổi yến tiệc trong cung vào những dịp như tiếp đãi các sứ thần, tổ chức tiệc khi quốc gia có chuyện đại sự, ban thưởng hoặc làm lễ cầu mưa, từng được đại diện trên tờ tiền 10.000 won của Hàn Quốc (Sê-ri 1983-2002).

Khánh Hội Lâu (Gyeonghoeru) được đăng ký là Bảo vật Quốc gia của Hàn Quốc số 224 vào ngày 8 tháng 1 năm 1985.

Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia ở Cung điện Gyeongbokgung, Seoul, Hàn Quốc

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-5
Gyeongbokgung Palace là một trong 5 cung điện lớn ở Hàn Quốc. Ở đây thường xuyên có lính gác là đội cảnh vệ Hoàng gia đứng canh gác.

Cung điện Gyeongbokgung, Seoul (Hàn Quốc) là nơi diễn ra các nghi lễ của đội cảnh vệ Hoàng gia, đặc biệt là màn đổi gác của những người lính trong trang phục triều đình. Nghi lễ đổi gác kiểu Hoàng gia ở Cung điện Gyeongbokgung Palace, Seoul (Hàn Quốc) diễn ra hai lần mỗi ngày, thu hút rất đông du khách đi tour du lịch Hàn Quốc đến đón xem.

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-6
Bắt nguồn từ thời cổ đại, các vệ sĩ Hoàng gia của triều đại Joseon thực hiện nhiệm vụ được giao bằng cách bảo vệ cổng Gwanghwamun, lối vào của Gyeongbokgung Palace – nơi nhà vua cai trị đất nước.
cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-7
Lính canh Hoàng gia mặc phục trang giống như thời Joseon bước ra từ phía sau của cung. Khách đi tour du lịch Hàn Quốc có thể phân biệt tướng và lính qua trang phục.

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-8

Tướng trấn giữ cung điện Gyeongbokgung oai nghiêm dẫn đầu, theo sau là quân cầm cờ, quân canh và quân nhạc.Nghi lễ đổi gác được tái hiện tại cổng chính của cung điện là cổng Gwanghwamun (Quảng Hòa Môn) đợt 1 bắt đầu từ 10h sáng hàng ngày diễn ra trong vòng 15 phút. Cứ mỗi giờ đồng hồ trôi qua nghi lễ sẽ được thực hiện một lần và phiên đổi gác cuối cùng đợt 2 sẽ diễn ra vào 15h cuối ngày.

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-9
Trong khi nghi lễ diễn ra, quân lính có màn trình diễn võ thuật nhanh gọn với những thanh gươm và lá chắn.

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-10

cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn-11
Sau khi ca mới đã nhận nhiệm vụ, đội lính cũ lần lượt tiến vào bằng cửa bên để ra nghỉ.

Sau khi nghi lễ đổi gác kết thúc, hàng trăm du khách bắt đầu tràn ra ngoài theo sự hướng dẫn của nhân viên khu du lịch.

Mặc Hanbok truyền thống của Hàn Quốc – check in cảnh Phúc cung

Giới trẻ cũng đặc biệt thích thuê những bộ Hanbok truyền thống của Hàn Quốc ngay tại cửa ra vào cung điện, sau đó vào bên trong cảnh Phúc cung chụp những bức hình kỷ niệm. Trong khi đó, phòng ăn Sojubang là nơi khách du lịch Hàn Quốc sẽ được thưởng thức bàn ăn hoàng gia với tên gọi Surasang – tái hiện lại 12 món ăn mà các vị vua thời Joseon ăn hằng ngày.

mac-hanbok-check-in-cung-dien-hoang-gia-Gyeongbokgung-canh-phuc-cung-seoul-han-quoc-du-lich-de-men-vn
Giới trẻ mặc Hanbok truyền thống Hàn Quốc check in Cảnh Phúc Cung

 

Hơn thế nữa khi dùng bữa tại đây, du khách đi tour du lịch Hàn Quốc còn có thể thưởng thức buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống. Sự kết hợp độc đáo giữa ẩm thực và âm nhạc sẽ giúp khách đi du lịch Hàn Quốc như hóa thân thành những người đang sống ở triều đại Joseon và hiểu rõ hơn về cuộc sống trong cung điện xa hoa này.

Du khách tham gia tour KHÁM PHÁ XỨ SỞ KIM CHI – HÀN QUỐC: BUSAN – DAEGU – SEOUL (6 ngày) do Du Lịch Dế Mèn tổ chức  sẽ được khám phá vẻ đẹp của  “Cung điện Hoàng Gia – Cảnh Phúc Cung – Gyeongbokgung” từ triều đại Josen  với nhiều điều thú vị.